Ung thư - một trong những từ đáng sợ nhất mà chúng ta không muốn nghe đến trong cuộc đời.
Một từ mà khi nhắc đến khơi gợi lên những cảm xúc mạnh mẽ nhất về sự tuyệt vọng, suy sụp, cảm giác chối bỏ và mất mát, không chỉ cho những người được chẩn đoán là ung thư mà còn cho những người thân của họ.
Thường ngày khi tôi thông báo cho một ai đó rằng họ bị ung thư, cảm giác đầu tiên mà họ nghĩ tới là "chối bỏ". Họ bắt đầu cảm giác hoang mang, lo lắng, hoài nghi về kết quả. Đó như là một phản vệ tự nhiên chống lại những điều bất ngờ và khó chấp nhận. Họ bắt đầu đặt những câu hỏi: " Có thật sự là tôi bị ung thư không bác sĩ?", " Có khi nào tôi bị chẩn đoán sai không?" "hay nhầm của người khác?" ... Đây là một phản ứng bình thường. Họ thường khựng lại một thời gian ngắn để định hình lại mọi chuyện. Trong những người này, có một số người chấp nhận sự thật rằng họ bị ung thư và bắt đầu thảo luận với bác sĩ điều trị. Một số người không tin rằng mình mắc bệnh ung thư và tìm đến nhiều cơ sở y tế khác để thăm khám và chẩn đoán lại nhiều lần - cho đến khi họ chấp nhận là mình bị bệnh ung thư. Thậm chí họ còn đến những cơ sở không có chuyên khoa ung bướu để khám và chẩn đoán ung thư. Việc nghi ngờ chẩn đoán ung thư là một việc bình thường nhưng việc bỏ quá nhiều thời gian, có thể là hàng tháng trời có thể khiến họ bỏ lỡ được cơ hội điều trị ung thư sớm hơn và sau đó kết quả sẽ tệ hơn. Khi bạn được chẩn đoán xác định là ung thư, hãy nhìn về phía trước, tập trung và tin tưởng vào hành trình điều trị ung thư sắp tới của mình.
Trước đây, việc điều trị ung thư gặp rất nhiều khó khăn. Kết quả điều trị của các phương pháp điều trị ung thư thường kém và hơn nữa tác dụng phụ của các phương pháp đó cũng hết sức to lớn. Nhắc đến ung thư như là nhắc đến một bản án tử hình với bệnh nhân. Một trong những câu hỏi đầu tiên mà bệnh nhân hay hỏi tôi là liệu họ còn sống được bao lâu và sẽ chịu đựng nó như thế nào? Tuy nhiên, VIỆC ĐIỀU TRỊ UNG THƯ ĐÃ ĐI ĐƯỢC MỘT ĐOẠN ĐƯỜNG DÀI. Ngày nay, nhiều loại ung thư có thể phòng tránh được, 1/3 loại ung thư có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và có kế hoạch điều trị phù hợp. Các bệnh ung thư thường được điều trị với phương pháp tốt hơn, giúp kéo dài thời gian sống cũng như tăng chất lượng cuộc sống, giảm tối đa tác dụng phụ của các phương pháp điều trị. Ngoài các phương pháp điều trị truyền thống như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị thì có thêm nhiều phương pháp khác như liệu pháp điều trị nội tiết, điều trị nhắm trúng đích, liệu pháp miễn dịch...
SỐNG VỚI UNG THƯ
Trên thực tế, những nhà nghiên cứu, bác sĩ gần đây đang biến ung thư thành một căn bệnh mãn tính, giống như các bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường. Điều này là do càng ngày càng nhiều phương pháp điều trị mới có hiệu quả tốt trên bệnh nhân và họ được điều trị liên tục để ngăn chặn bệnh này. Quan trọng nhất: NHIỀU LOẠI UNG THƯ CÓ THỂ ĐƯỢC PHÒNG NGỪA VÀ CHỮA KHỎI NẾU ĐƯỢC PHÁT HIỆN SỚM.
Kết quả chẩn đoán ung thư làm chúng ta lo lắng, hoang mang, tuyệt vọng. Sợ hãi là điều đường nhiên nhưng xin đừng để nỗi sợ đó kéo dài quá lâu. Khi sợ hãi quá lâu sẽ khiến cơ thể bạn bị suy kiệt kể cả về thể xác lẫn tâm hồn, khi đó chúng ta sẽ chết trước cả khi chết vì căn bệnh ung thư. Chúng ta có quá nhiều nỗi sợ khi phát hiện ra căn bệnh. Chúng ta sợ chết, sợ đau, sợ vào hóa chất, sợ không đủ tiền để chạy theo căn bệnh này... Tin tôi đi, khi bạn chấp nhận căn bệnh, gạt bỏ nỗi sợ hãi, duy trì lối sống tích cực, tinh thần lạc quan là bạn đã chiến thắng 50% căn bệnh này. Điều này không phải là dễ dàng nhưng bạn cần phải có một niềm tin về phía trước để vượt qua tất cả. Tôi từng chứng kiến nhiều bệnh nhân có nghị lực thật sự mạnh mẽ, và điều đó thật đáng khâm phục.
Ở chỗ tôi làm việc, nhiều bệnh nhân đến với tôi vào lúc mà giai đoạn quá trễ, khi mà các triệu chứng đã quá rõ ràng. Qua những cuộc trò chuyện với bệnh nhân, tôi có thể giải thích được một số nguyên nhân như việc tiếp xúc quá nhiều yếu tố nguy cơ của ung thư, thiếu kiến thức về phòng chống ung thư, vì lo cuộc sống mưu sinh mà phớt lờ đi những triệu chứng bệnh tật của mình, khi không chịu đựng được nữa thì mới tới bệnh viện và vì tâm lý "sợ khám thì ra bệnh" nữa. Tôi có một số lời khuyên cho những bệnh nhân khi phát hiện ra mình bị ung thư như sau:
- Chấp nhận sự thật, tìm hiểu bệnh của chính mình, sau đó bắt đầu thảo luận với bác sĩ về kế hoạch điều trị bệnh của mình.
- Giữ thái độ sống tích cực, tinh thần lạc quan, tin tưởng và tạo mối quan hệ tốt với bác sĩ, y tá và những người xung quanh.
- Không giấu bệnh, không giấu triệu chứng của mình. Khi phát hiện ra bất thường phải trao đổi ngay với bác sĩ điều trị của mình.
- Tham gia các câu lạc bộ ung thư, các hoạt động cộng đồng, cùng nhau chia sẻ và vượt qua mọi chuyện. Điều này có vẻ như đơn giản ít người nghĩ đến nhưng hiệu quả vô cùng lớn, giúp bạn có được tâm lý thoải mái, nhẹ nhàng và cảm giác được sẻ chia.
Hy vọng những điều tôi chia sẻ ở trên không chỉ giúp cho những người đang mắc căn bệnh ung thư có thể có thêm động lực, tinh thần lạc quan để vượt qua mọi chuyện mà còn với những người thân của họ, những người quan tâm tới các vấn đề sức khỏe có thêm những thông tin quý báu về ung thư. Chúng ta biết để sẻ chia với nhiều người khác trong cộng đồng. Một cánh én không làm nên nổi một mùa xuân nhưng nhiều thì lại khác. Và nhớ rằng phòng bệnh hơn chữa bệnh.
Xin cảm ơn mọi người đã đọc.
Nguyễn Anh Dũng - Bác sĩ khoa Ung bướu.
Admin Vhealth.
Thường ngày khi tôi thông báo cho một ai đó rằng họ bị ung thư, cảm giác đầu tiên mà họ nghĩ tới là "chối bỏ". Họ bắt đầu cảm giác hoang mang, lo lắng, hoài nghi về kết quả. Đó như là một phản vệ tự nhiên chống lại những điều bất ngờ và khó chấp nhận. Họ bắt đầu đặt những câu hỏi: " Có thật sự là tôi bị ung thư không bác sĩ?", " Có khi nào tôi bị chẩn đoán sai không?" "hay nhầm của người khác?" ... Đây là một phản ứng bình thường. Họ thường khựng lại một thời gian ngắn để định hình lại mọi chuyện. Trong những người này, có một số người chấp nhận sự thật rằng họ bị ung thư và bắt đầu thảo luận với bác sĩ điều trị. Một số người không tin rằng mình mắc bệnh ung thư và tìm đến nhiều cơ sở y tế khác để thăm khám và chẩn đoán lại nhiều lần - cho đến khi họ chấp nhận là mình bị bệnh ung thư. Thậm chí họ còn đến những cơ sở không có chuyên khoa ung bướu để khám và chẩn đoán ung thư. Việc nghi ngờ chẩn đoán ung thư là một việc bình thường nhưng việc bỏ quá nhiều thời gian, có thể là hàng tháng trời có thể khiến họ bỏ lỡ được cơ hội điều trị ung thư sớm hơn và sau đó kết quả sẽ tệ hơn. Khi bạn được chẩn đoán xác định là ung thư, hãy nhìn về phía trước, tập trung và tin tưởng vào hành trình điều trị ung thư sắp tới của mình.
Trước đây, việc điều trị ung thư gặp rất nhiều khó khăn. Kết quả điều trị của các phương pháp điều trị ung thư thường kém và hơn nữa tác dụng phụ của các phương pháp đó cũng hết sức to lớn. Nhắc đến ung thư như là nhắc đến một bản án tử hình với bệnh nhân. Một trong những câu hỏi đầu tiên mà bệnh nhân hay hỏi tôi là liệu họ còn sống được bao lâu và sẽ chịu đựng nó như thế nào? Tuy nhiên, VIỆC ĐIỀU TRỊ UNG THƯ ĐÃ ĐI ĐƯỢC MỘT ĐOẠN ĐƯỜNG DÀI. Ngày nay, nhiều loại ung thư có thể phòng tránh được, 1/3 loại ung thư có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và có kế hoạch điều trị phù hợp. Các bệnh ung thư thường được điều trị với phương pháp tốt hơn, giúp kéo dài thời gian sống cũng như tăng chất lượng cuộc sống, giảm tối đa tác dụng phụ của các phương pháp điều trị. Ngoài các phương pháp điều trị truyền thống như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị thì có thêm nhiều phương pháp khác như liệu pháp điều trị nội tiết, điều trị nhắm trúng đích, liệu pháp miễn dịch...
SỐNG VỚI UNG THƯ
Trên thực tế, những nhà nghiên cứu, bác sĩ gần đây đang biến ung thư thành một căn bệnh mãn tính, giống như các bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường. Điều này là do càng ngày càng nhiều phương pháp điều trị mới có hiệu quả tốt trên bệnh nhân và họ được điều trị liên tục để ngăn chặn bệnh này. Quan trọng nhất: NHIỀU LOẠI UNG THƯ CÓ THỂ ĐƯỢC PHÒNG NGỪA VÀ CHỮA KHỎI NẾU ĐƯỢC PHÁT HIỆN SỚM.
Kết quả chẩn đoán ung thư làm chúng ta lo lắng, hoang mang, tuyệt vọng. Sợ hãi là điều đường nhiên nhưng xin đừng để nỗi sợ đó kéo dài quá lâu. Khi sợ hãi quá lâu sẽ khiến cơ thể bạn bị suy kiệt kể cả về thể xác lẫn tâm hồn, khi đó chúng ta sẽ chết trước cả khi chết vì căn bệnh ung thư. Chúng ta có quá nhiều nỗi sợ khi phát hiện ra căn bệnh. Chúng ta sợ chết, sợ đau, sợ vào hóa chất, sợ không đủ tiền để chạy theo căn bệnh này... Tin tôi đi, khi bạn chấp nhận căn bệnh, gạt bỏ nỗi sợ hãi, duy trì lối sống tích cực, tinh thần lạc quan là bạn đã chiến thắng 50% căn bệnh này. Điều này không phải là dễ dàng nhưng bạn cần phải có một niềm tin về phía trước để vượt qua tất cả. Tôi từng chứng kiến nhiều bệnh nhân có nghị lực thật sự mạnh mẽ, và điều đó thật đáng khâm phục.
Ở chỗ tôi làm việc, nhiều bệnh nhân đến với tôi vào lúc mà giai đoạn quá trễ, khi mà các triệu chứng đã quá rõ ràng. Qua những cuộc trò chuyện với bệnh nhân, tôi có thể giải thích được một số nguyên nhân như việc tiếp xúc quá nhiều yếu tố nguy cơ của ung thư, thiếu kiến thức về phòng chống ung thư, vì lo cuộc sống mưu sinh mà phớt lờ đi những triệu chứng bệnh tật của mình, khi không chịu đựng được nữa thì mới tới bệnh viện và vì tâm lý "sợ khám thì ra bệnh" nữa. Tôi có một số lời khuyên cho những bệnh nhân khi phát hiện ra mình bị ung thư như sau:
- Chấp nhận sự thật, tìm hiểu bệnh của chính mình, sau đó bắt đầu thảo luận với bác sĩ về kế hoạch điều trị bệnh của mình.
- Giữ thái độ sống tích cực, tinh thần lạc quan, tin tưởng và tạo mối quan hệ tốt với bác sĩ, y tá và những người xung quanh.
- Không giấu bệnh, không giấu triệu chứng của mình. Khi phát hiện ra bất thường phải trao đổi ngay với bác sĩ điều trị của mình.
- Tham gia các câu lạc bộ ung thư, các hoạt động cộng đồng, cùng nhau chia sẻ và vượt qua mọi chuyện. Điều này có vẻ như đơn giản ít người nghĩ đến nhưng hiệu quả vô cùng lớn, giúp bạn có được tâm lý thoải mái, nhẹ nhàng và cảm giác được sẻ chia.
Hy vọng những điều tôi chia sẻ ở trên không chỉ giúp cho những người đang mắc căn bệnh ung thư có thể có thêm động lực, tinh thần lạc quan để vượt qua mọi chuyện mà còn với những người thân của họ, những người quan tâm tới các vấn đề sức khỏe có thêm những thông tin quý báu về ung thư. Chúng ta biết để sẻ chia với nhiều người khác trong cộng đồng. Một cánh én không làm nên nổi một mùa xuân nhưng nhiều thì lại khác. Và nhớ rằng phòng bệnh hơn chữa bệnh.
Xin cảm ơn mọi người đã đọc.
Nguyễn Anh Dũng - Bác sĩ khoa Ung bướu.
Admin Vhealth.